Những câu chuyện huyền bí về đô thị Nhật Bản (Phần 1)

0
46

Khám phá những câu chuyện huyền bí và bí ẩn xoay quanh các đô thị của Nhật Bản, từ các ngôi làng ma quái đến các ngôi đền bí ẩn. Bạn sẽ được trải nghiệm những truyền thống và niềm tin tâm linh độc đáo của đất nước mặt trời mọc trong phần 1 của loạt bài viết này.

Truyền thuyết đô thị Nhật Bản (Nihon no toshi densetsu) là những câu chuyện dân gian của người Nhật không có tính xác thực cao nhưng chính vì không có lời giải thích thỏa đáng đã tạo nên sự thú vị và bí ẩn cho các câu chuyện. Truyền thuyết đô thị Nhật Bản chia làm hai loại là tự nhiên và siêu nhiên. Dưới đây là một vài câu chuyện nổi bật.

Vụ cháy cửa hàng bách hóa Shirokiya vào thế kỉ 20

Câu chuyện không mang yếu tố kinh dị mà thiên về những hủ tục của người Nhật. Lúc bấy giờ, đại đa số phụ nữ khi mặc Kimono sẽ không sử dụng đồ lót. Đó là lý do vì sao khi vụ cháy diễn ra và mọi người được cứu hộ bằng cách nhảy xuống lưới an toàn của lính cứu hỏa thì nhiều phụ nữ không chịu nhảy do sợ sẽ “lộ hàng”. Câu chuyện là bước đệm cho sự thay đổi trong suy nghĩ mặc đồ lót như phương Tây của bây giờ và được giáo sư Shoichi Inou cho rằng nó chỉ được bịa ra nhằm thay đổi suy nghĩ tiêu dùng.

Máy đếm giờ của Sony

Câu chuyện được biết đến rộng rãi hơn với cái tên “Sony Timer”, kể về việc công ty Sony để các máy đếm giờ nhằm mục đích khiến sản phẩm của công ty hỏng hóc ngay khi hết bảo hành.

Quảng cáo Kleenex bị nguyền rủa

Trên thế giới có rất nhiều câu chuyện thú vị đằng sau các video quảng cáo. Một phần do kỹ thuật quay bị lỗi hay lời thoại có vấn đề và một phần do những sự kiện kỳ bí của diễn viên và ekip. Vào cuối thế kỷ 20, cụ thể là năm 1980, hãng Kleenex tung ra ba đoạn quảng cáo về khăn giấy và có sự góp mặt của diễn viên Keiko Matsuzaka. Sau khi phát sóng, nhiều khán giả tẩy chay vì lời thoại có phần giống lời nguyền bằng tiếng Đức dù được soạn theo tiếng anh và không ít lâu sau nhiều diễn viên đã qua đời không lý do.

Aka manto

Chuyện kể, Aka manto là một linh hồn nam giới đeo mặt nạ và mặc áo choàng đỏ, ông thường “trú ẩn” tại các nhà tắm công cộng, nhà vệ sinh. Trước khi bị Aka manto tước đi sinh mạng, ông sẽ để bạn lựa chọn giữa giấy vệ sinh màu đỏ hay xanh dương (có bản để áo choàng thay giấy vệ sinh). Nếu bạn chọn “đỏ” thì sẽ bị xé rách, nếu chọn “xanh dương” sẽ bị siết cổ hoặc rút cạn máu. Có nhiều người bảo nên chọn màu khác nhưng nếu làm vậy sẽ bị kéo xuống địa ngục. Cách duy nhất chỉ có thể tìm cách trốn thoát.

Lời nguyền công viên Inokashira

Trong công viên Inokashira có thờ một vị nữ thần tên Benzaiten (弁才天/弁財天 ). Nàng là một trong 7 vị Thất phúc thần. Tương truyền, Benzaiten rất ghen tức sự hạnh phúc của các cặp đôi nên nếu cặp vợ chồng hay tình nhân nào đến đây chèo thuyền đều kết thúc sớm mối quan hệ.

Teke Teke

Teke Teke nói về hồn ma của phụ nữ trẻ hoặc nữ sinh bị ngã chết trên đường sắt và chỉ còn lại nửa thân trên. Cô là một linh hồn báo thù, thường ẩn nấp quanh các khu vực đô thị và nhà ga vào ban đêm. Khi di chuyển bằng cả hai tay hoặc khuỷu tay, kéo phần thân trên của mình, cô tạo ra một âm thanh tương tự tiếng “teke teke” – khởi nguồn cho tên gọi của truyền thuyết này. Nếu gặp được một nạn nhân, hồn ma sẽ bám theo và chia người đó làm hai phần bằng lưỡi hái hoặc dụng cụ khác.

Trong một số dị bản, người ta cho rằng Teke Teke là Kashima Reiko – một người bị tai nạn tàu hỏa. Hồn ma sẽ hỏi người dân xem có ai biết chân của cô đang ở đâu không. Nếu câu trả lời không được chấp nhận, cô sẽ biến người đó giống như cô.

Cách thoát khỏi Kashima là trả lời rằng đôi chân của cô đang ở trên đường cao tốc Meishin, hoặc đáp bằng cụm từ “kamen shinin ma” – “mặt nạ quỷ chết”. Đây là truyền thuyết đô thị được biết đến rộng rãi nhất ở Nhật và đã được đưa vào nhiều phim ảnh cũng như có nhiều dị bản trên toàn thế giới.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận