Tự tin giao tiếp: Phương pháp FORD giúp vượt qua nỗi sợ hãi khi nói chuyện

0
10

Hãy khám phá phương pháp FORD để tự tin giao tiếp và vượt qua nỗi sợ hãi khi nói chuyện. Đắc địa từ “Gia đình”, “Tổng hòa”, “Nhóm” và “Ấn tượng”, FORD giúp bạn tạo ra các cuộc trò chuyện tự tin và hiệu quả.

Bạn thắc mắc tại sao một số người rất dễ dàng bắt chuyện với người khác, trong khi bạn lại cảm thấy e ngại và không thoải mái với chuyện đó? Việc bắt đầu một cuộc nói chuyện thực ra không khó khăn đến như vậy. Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề khi giao tiếp với mọi người thì hãy áp dụng phương pháp FORD dưới đây.

Phương pháp FORD là gì?

Một trong những điều khó khăn nhất khi nói chuyện thường ngày là nên nói về chủ đề gì? Đây là lúc bạn nên áp dụng phương pháp FORD. “FORD” là viết tắt của 4 chủ đề cực kỳ phổ biến mà bạn có thể trò chuyện với mọi người trong cuộc sống hằng ngày:

  • Family – Gia đình
  • Occupation – Nghề nghiệp
  • Recreation – Giải trí
  • Dream – Ước mơ

Hãy xem phương pháp FORD như một cách để khơi dậy trí nhớ của bạn khi đầu óc bạn trở nên trống rỗng trong một cuộc trò chuyện với người khác. Lưu ý rằng đây là một công cụ chứ không phải công thức cố định: bạn không cần phải nói hết cả 4 chủ đề hay nói theo thứ tự nhất định. Trên thực tế, một chủ đề có thể phù hợp với tình huống cụ thể hơn so với các chủ đề khác, vì vậy hãy xem xét bối cảnh cuộc nói chuyện trước khi áp dụng phương pháp này.

Ví dụ: nếu bạn đang nói chuyện với người lạ về công việc chuyên môn thì tốt nhất bạn nên tránh những câu hỏi quá riêng tư như hỏi về gia đình và các mối quan hệ của họ. Nhưng nếu bạn đang tham dự một bữa tiệc ngày lễ với gia đình chủ nhà và bạn biết họ có một cô con gái thì có thể hỏi thăm cô ấy dạo này thế nào.

Bạn có thể điều chỉnh tùy theo đối tượng và tình huống, nhưng dưới đây là một số câu hỏi mẫu ở cấp độ cơ bản để giúp bạn bắt đầu câu chuyện:

Gia đình

  • “Bạn có anh chị em ruột không?”. Nếu cảm thấy thích hợp, bạn có thể tiếp tục câu hỏi như “Bạn có thân với họ không?” hoặc “Họ như thế nào?” hoặc “Bạn có thường xuyên gặp họ không?”
  • “[Mẹ, cha, dì, v.v.] của bạn thế nào rồi?” (với điều kiện là bạn đã gặp người đó trước đây hoặc người đó đã được đề cập từ trước)
  • “Bạn có người thân ở vùng này không?”
  • “Hai người gặp nhau như thế nào?”

Nghề nghiệp

  • “Bạn làm nghề gì?” sau đó hỏi tiếp một hoặc nhiều câu sau:
  • “Bạn đã làm việc trong lĩnh vực đó được bao lâu rồi?”
  • “Công việc đó như thế nào?”
  • “Điều gì khiến bạn lựa chọn công việc này?”
  • “Điều thú vị nhất trong công việc của bạn là gì?”

Giải trí

  • “Bạn thích làm gì ngoài giờ làm việc?”
  • “Gần đây bạn có đọc cuốn sách nào hay không?”
  • “Chương trình hay nhất mà bạn đã xem trên TV gần đây là gì?” (có thể là một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim.)
  • “Bạn có theo dõi môn thể thao nào không?”
  • “Hiện tại bạn có đang xem podcast nào không?”

Ước mơ

  • “Bạn muốn đi du lịch ở đâu?”
  • “Hoạt động nào bạn luôn muốn thử trong đời?”

Khi nào nên áp dụng phương pháp FORD trong thực tế?

Courtney Morgan, cố vấn và người sáng lập của Counseling Unconditionally, một tổ chức chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Louisville, Kentucky, Mỹ cho biết: Phương pháp FORD sẽ hữu ích nhất khi bạn đang ở trong một tình huống không có chủ đề cụ thể và bạn muốn xây dựng mối quan hệ với người khác.

“Về cơ bản, tôi coi đó là cách sử dụng “thời gian chờ” để kết nối. Điều này có thể xảy ra trong bối cảnh chuyên môn – chẳng hạn như chờ cuộc họp bắt đầu tại nơi làm việc – hoặc những cuộc gặp gỡ tình cờ như đi cùng đường với một người mà bạn quen biết hoặc chờ mua đồ mang đi.”

Ngoài ra, Morgan nói rằng phương pháp FORD cũng có thể hữu ích khi bạn muốn thu thập thông tin. “Đó có thể là về công ty mà bạn đang xin việc, trường mà bạn có thể cho con mình học hoặc tham gia một câu lạc bộ.” Phương pháp này có thể hữu ích để xác định xem một đối tượng có đáp ứng được nhu cầu của bạn hay không.

Khi nào không nên dùng phương pháp FORD?

Vì phương pháp này chủ yếu là đặt những câu hỏi mở và chăm chú lắng nghe câu trả lời của người đối diện nên Morgan cho rằng không nên áp dụng trong những tình huống mà bạn hoặc người kia đang vội, bị giới hạn về thời gian hoặc đang ở trong tình trạng khó khăn, nói chung là những môi trường không phù hợp cho cuộc trò chuyện, ví dụ như một nhà hàng đông đúc. “Người đang nói chuyện cùng bạn sẽ ít quan tâm đến câu hỏi của bạn hơn và thậm chí có thể cảm thấy khó chịu”.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận