Khám phá vùng đất Hải Phòng đầy hấp dẫn với những ngôi chùa linh thiêng, nơi bạn có thể thăm hỏi, cầu nguyện và tìm kiếm sự bình an trong mùa xuân mới. Chùa Cột, chùa Đằng Lâm Thủy và chùa Văn Ông là những điểm đến lý tưởng cho chuyến du xuân của bạn.
Đi du xuân lễ chùa cầu phúc đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Cùng khám phá những ngồi chùa Hải Phòng đẹp và linh thiêng nhất để bạn có thể đi tham quan, lễ bái dịp năm mới này nhé.
Đầu năm đi lễ đền, chùa là hoạt động không thể thiếu của người dân Việt Nam. Người cầu tài lộc, người mong mưa thuận gió hòa, người cầu tình duyên suôn sẻ. Dưới đây là những địa điểm đền chùa Hải Phòng đẹp, nổi tếng linh thiêng nhất bạn nên đến tham quan, chiêm bái đầu năm để cầu một năm thuận buồm xuôi gió.
Chùa Hải Phòng linh thiêng: Chùa Dư Hàng
Nếu bạn đang tìm kiếm các chùa Hải Phòng để tới tham quan thì chùa Dư Hàng là một điểm đến lý tưởng. Nơi đây có lịch sử lâu đời, trải dài qua hàng ngàn năm với nguồn gốc từ thời Tiền Lê khoảng thế kỷ 11. Dấu ấn của thời gian và sự kết hợp giữa nền văn hóa phong kiến đã tạo nên một ngôi chùa với giá trị vô cùng quý báu.
Bước vào không gian của Chùa Dư Hàng Hải Phòng, bạn sẽ bị cuốn hút bởi sắc son phủ lên từng ngóc ngách. Những câu đối trang trí treo lung linh tạo nên một bức tranh thơ mộng, đan xen giữa tâm linh và nghệ thuật. Những hình ảnh hoành phi và những tấm hình được điêu khắc tỉ mỉ trên gỗ thể hiện sự tinh tế và khéo léo của người thợ thủ công, tạo nên một không gian đẹp đẽ và uy nghi trong ngôi chùa.
Ngôi chùa này trở thành một kho tàng lịch sử đặc biệt, chứa đựng nhiều di tích và cổ vật quý giá từ thời kỳ phong kiến của Việt Nam. Suốt hàng thế kỷ, nét độc đáo của Chùa Dư Hàng đã được bảo tồn và truyền qua từng thời đại. Năm 1917, một cuộc trùng tu quan trọng đã diễn ra, mang lại sự mới mẻ mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của ngôi chùa Hàng Hải Phòng.
Địa chỉ: 121 Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng
Chùa Hải Phòng linh thiêng: Chùa Đỏ
Chùa Đỏ còn có tên là chùa cổ Linh Độ Tự, một trong những ngôi chùa đẹp ở Hải Phòng mà bạn nên ghé thăm một lần. Từ khi được xây dựng đến nay, chùa Đỏ đã trải qua nhiều lần sửa chữa, trùng tu, đại trùng tu nên đã có sự mở rộng về quy mô cũng như về kiến trúc.
Sự độc đáo của Chùa Đỏ Hải Phòng thể hiện trong thiết kế không giống bất kỳ ngôi chùa nào khác. Với phong cách kiến trúc cổ kính, chùa mang đậm dấu ấn của thời xa xưa.. Điểm nổi bật của ngôi chùa Hải Phòng này được xây dựng trên 3 tầng với 20 mái độc lập. Vì thế đã tạo nên một hình ảnh tráng lệ và uy nghi, khiến cho người ta không thể không kinh ngạc trước sự sáng tạo và khéo léo trong thiết kế.
Mỗi tầng của chùa Đỏ đều mang một vẻ đẹp riêng, được trang trí tỉ mỉ, tạo nên một sự hài hòa về mặt hình ảnh và kiến trúc. Bên trong, không gian linh thiêng với các bức tranh tường và tượng thần bắt mắt thể hiện sự tôn trọng tín ngưỡng của người dân. Chùa Hải Phòng này không chỉ là điểm tâm linh ấn tượng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật và văn hóa độc đáo.
Địa chỉ: 286 Lê Lai, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Chùa Hải Phòng linh thiêng: Chùa Đồng Thiện
Chùa Đồng Thiện hay còn được biết đến với tên gọi Hải Ninh tự, tọa lạc tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Theo tục truyền và nội dung văn bia thì chùa được xây dựng vào những năm 30 bởi Hội đồng thiện và nhận được sự ủng hộ đông đảo của các tín đồ, thiện nam và tín nữ trên khắp cả nước.
Kiến trúc của chùa Đồng Thiện bề thế và khang trang với nhiều tòa ngang, dãy dọc, mặt hướng Đông Bắc. Từ tam quan thứ nhất, đi qua hồ nước tròn quanh năm trong xanh, nơi hoa sen nở rộ, chúng ta sẽ đến cổng tam quan thứ hai, dẫn vào trung tâm kiến trúc chính của chùa. Hai bên của chùa là khu nghĩa trang rộng lớn với những kiến trúc cổ kim, đông tây nằm san sát nhau.
Trong không gian thiêng liêng của chùa Đồng Thiện, cây sala tạo bóng mát dễ chịu và hương thơm lan tỏa khắp nơi. Hoa sala, hay còn được biết đến với tên gọi “hoa vô ưu” – ý chỉ sự không bận tâm, không có ưu phiền, đồng thời kèm theo một truyền thuyết nhà Phật được kể từ đời này sang đời khác.
Mỗi khi đến độ rằm tháng Giêng, cây hoa sala tại chùa Đồng Thiện lại nở hoa, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, thu hút lượng lớn du khách. Hương thơm ngào ngạt từ những bông hoa sala tỏa đi khắp nơi còn các Phật tử và du khách thì tập trung quanh gốc cây, chắp tay và chờ đợi những bông hoa đỏ, thơm lừng rơi xuống.
Chùa Hải Phòng đẹp nhất: Chùa Cao Linh
Chùa Cao Linh được biết đến là một trong những ngôi chùa Hải Phòng, mang đậm dấu ấn của thời gian. Với lịch sử hơn 300 năm tồn tại, chùa có diện tích gần 50.000m2. Vượt qua nhiều thế kỷ, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, vẫn giữ được vẻ đẹp và sự linh thiêng.
Không chỉ có diện tích rộng lớn, khuôn viên của Chùa Hải Phòng Cao Linh còn tượng trưng cho một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời với sự đồ sộ và độc đáo chưa từng có. Bước chân vào khuôn viên của chùa, bạn sẽ nhìn thấy một cánh cổng ngũ quan vô cùng rộng lớn và ấn tượng. Với sự lấp lánh của lớp vàng đầy xa hoa, cánh cổng trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
Chùa Cao Linh không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn tạo ra một không gian thanh bình và yên tĩnh, thích hợp cho việc thiền định và tĩnh tâm. Cùng với những tượng Phật và các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, ngôi chùa này thực sự là một điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch Hải Phòng.
Địa chỉ: Thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Chùa Hải Phòng đẹp: Chùa Tháp Tường Long
Hải Phòng là một điểm đến thú vị cho những người yêu thích văn hóa và tâm linh bởi nơi đây nổi tiếng với nhiều ngôi chùa đẹp độc đáo. Một trong số đó là Chùa Tháp Tường Long, nơi đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan. Với lịch sử hơn 1000 năm tuổi, đây được xem là chùa Hải Phòng cổ kính nhất.
Ngôi chùa Hải Phòng được xây dựng trên một ngọn núi, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Chùa Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) là một ngôi chùa có từ thời nhà Lý (1010 – 1225), nằm trên đỉnh núi Ngọc với 20 pho tượng đồng nặng hơn 20 tấn được đặt trong nhà tam bảo. Đặc biệt, chuông chùa nặng 1000 kg mô phỏng chuông chùa Vân Bản của Đồ Sơn, được đúc trực tiếp trên đỉnh núi Ngọc. Phần móng của tháp Tường Long với kiến trúc 9 tầng cũng được hoàn thiện.
Bên cạnh đó là nhà che bia và che hố khảo cổ 2 tầng, nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng giá trị với các chi tiết, nguyên liệu, hoa văn làm từ gỗ, đá, ngói, gạch từ thời Lý là một công trình mang nhiều giá trị về kiến trúc, điêu khắc tôn giáo và văn hóa của thế kỷ XI.
Đến với chùa Tháp Tường Long, du khách không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của quần thể tháp mà còn hiểu thêm về tín ngưỡng Phật giáo. Thông qua các hiện vật, du khách có thể bắt gặp phong cách nghệ thuật mang hình bóng đương thời với những đường nét trau chuốt, mềm mại mà cha ông muốn gửi lại cho thế hệ hôm nay và mai sau những thông điệp, ước vọng về cuộc sống ấm no, thanh bình.
Đây là một ngôi chùa linh thiêng và là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua đối với các du khách thập phương khi đến với thành phố Hải Phòng.
Địa chỉ: Phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
Chùa Hải Phòng linh thiêng: Chùa Mõ
Tọa lạc trong khuôn viên diện tích lên đến gần 13.000m2, chùa Mõ là chùa Hải Phòng đẹp có không gian rộng mênh mông. Vượt qua hàng thế kỷ, Chùa Mõ đã chứng kiến bao nhiêu biến đổi của thời gian, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp thanh bình và sự trang nghiêm của mình. Hơn 700 năm lịch sử đã làm cho ngôi chùa trở thành một tượng đài về văn hóa và tâm linh.
Đền Mõ thờ Quỳnh Trân công chúa, người đã có công khai hoá mảnh đất này. Năm Quí Mùi (1283), công chúa xin vua Trần Thánh Tông cho xuất gia qui y nơi cửa Phật và được chấp thuận. Công chúa đã chọn đất thuộc làng Nghi Dương (thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương) làm nơi lập am. Sau đó bà chiêu mộ dân đến khai hoang lập ấp, rồi cùng với dân xây dựng lại thành ngôi chùa Mõ.
Theo lời kể dân gian công chúa đặt hiệu lệnh bằng tiếng mõ để mọi người nghe đó mà nghỉ ngơi, ăn uống, đi làm…nên mọi người gọi công chúa là “Bà chúa Mõ”, rồi tụ tập trai tráng mở vật cầu trời cho mưa thuận gió hòa, có nước cho nhà nông cấy trồng, mùa màng tươi tốt. Tháng 11 năm Mậu Thân, công chúa viên tịch. Thi hài được đưa về chùa Tư Phúc ở kinh sư lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông ra sắc chỉ tặng phong Trần Triều A Nương Thiên Thụy Quỳnh Trân công chúa, ban cấp 300 quan tiền đồng cho 5 xã rước sắc phong về xã Nghi Dương lập đền thờ. Đền Mõ có từ đó và được lưu giữ đến ngày nay.
Không chỉ ấn tượng trong kiến trúc, chùa Hải Phòng này còn nổi tiếng với cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát. Mỗi năm, lễ Hội Chùa Mõ diễn ra tại ngôi chùa này, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong năm. Lễ hội không chỉ là dịp để những người dân địa phương thể hiện lòng thành kính, mà còn là dịp để du khách được trải nghiệm văn hóa độc đáo và tham gia vào những hoạt động truyền thống.
Địa chỉ: Nghi Dương, Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng
Chùa Hải Phòng linh thiêng: Chùa Chiếu
Nhắc đến các chùa ở Hải Phòng thì không thể thiếu chùa Chiếu. Ngôi chùa này được khởi công xây dựng vào năm 1953. Tại đây nằm ở giữa hồ góp phần tạo nên một cảm giác hài hòa với thiên nhiên. Khi nhìn từ xa, ngôi chùa hiện lên như một đóa sen thanh khiết, tạo nên một hình ảnh thơ mộng, mang lại một cảm giác yên bình và thanh thản cho những ai đến đây.
Chùa Chiếu Hải Phòng này gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung. Mỗi gian đều có cách xây dựng khá độc đáo và đặc biệt. Sự kết hợp giữa kiến trúc độc lạ và phong cách chùa truyền thống tạo nên một bức tranh ấn tượng, gây ấn tượng sâu sắc cho du khách khi đến thăm.
Ngày nay, dù là nơi thờ tượng Phật nhưng ngôi chùa này vẫn đọng lại nhiều di tích lịch sử quý báu. Trong không gian trang nghiêm của ngôi chùa, các di vật lịch sử như Kim Đồng, Ngọc Nữ và những hiện vật cổ từ đất nung, đá vẫn được bảo quản và trưng bày. Bất kỳ ai tham quan chùa Chiếu cũng đều có một cảm xúc đặc biệt.
Địa chỉ: xóm Miếu 2, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Chùa Hải Phòng linh thiêng: Chùa Đót Sơn
Xã Cấp Tiến Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng có một ngôi Chùa cổ, Cổ tự Chuyết Sơn – Non Đông, nơi Hồn thiêng Sông núi, trung tâm Phật giáo Câu Lâu cổ. Đây là nơi tu hành của Thánh tổ Huyền Quang và nơi có cây Bồ Đề gốc Ấn Độ trên nghìn năm tuổi.
Chùa nằm ở Thôn Quan Bồ, Xã Cấp Tiến ngày nay nhưng thuộc Tổng Kinh Lương, Tiên Lãng xưa có tên gọi chùa Đót Sơn. Chùa Đót Sơn còn có một tên gọi khác là chùa Đót. Chùa là nơi truyền bá tư tưởng Phật giáo ở Việt Nam qua nhiều triều đại từ thời còn thuộc nhà Lương, Trung Quốc, được xem là một di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Ngôi chùa bị tàn phá trong cuộc kháng chiến chống Pháp trong những năm 1950 cùng với Đình Kinh Lương, Đền Khai Quốc, thờ những vị Thần giữ Biển Đông tại Đống Dõi, dẫn đến sự biến mất của một vùng đất sinh trạng, một mạch biển và Trung tâm Phật giáo Câu Lâu. Tuy nhiên, trong dân gian vẫn truyền nhau câu thơ tạo nên hy vọng về việc khôi phục lại mạch nhân tài này khi Chùa được phục dựng: Chốn Rồng lại có đất Tiên/Mai sau con Lạc cháu Hồng vinh hoa/Trạng đi rồi trạng lại về/Lấp sông Bồ đề gieo mạ trồng kê.
Chùa Hải Phòng đẹp: Chùa Long Hoa
Bên cạnh các dãy núi đá cao hùng vĩ và hệ thống hang động đầy kỳ thú, Núi Voi còn là một điểm du lịch tâm linh tại Hải Phòng với nhiều công trình văn hóa như đình Chi La, đền thờ nữ tướng Lê Chân và đặc biệt là chùa Long Hoa. Có lẽ chính bởi vẻ đẹp nên thơ, hữu tình giữa cảnh núi non hòa hợp với các công trình kiến trúc mà người xưa đã truyền tụng câu ca:
“Cảnh Long Hoa bốn mùa thanh tĩnh
Đỉnh Chi Lai Trung Chính sườn non
Bốn bề chân núi dâng thôn,
Tiếng thiều tiếng trúc véo von đi về”
Ngôi chùa tọa lạc trên núi Chi Lai, nằm trong quần thể di tích danh thắng Núi Voi, hướng về phía đông có sông Lạch Tray uốn khúc và xa hơn là biển Đông, hướng đông bắc là chốn Tổ Phúc Lâm Yên Tử. Chùa Long Hoa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11 vào thời Lý. Đây là một công trình kiến trúc văn hóa cổ có chiều dài lịch sử khá lâu đời, gắn liền với sự hình thành và phát triển của thành phố Hải Phòng. Cùng với Tháp Tường Long, chùa Long Hoa cũng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn được ra đời từ rất sớm của quốc gia Đại Việt. Cùng với những dấu ấn lịch sử, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, chùa Long Hoa còn gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết. Trong đó có những câu chuyện được kể về quan Nghè, ẩn sĩ Bùi Mộng Hoa người có công trùng tu, tôn tạo chùa Long Hoa.
Năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chùa Long Hoa đã được khởi công phục dựng. Trong gần 10 năm việc phục dựng được hoàn thành. Chùa Long Hoa là một công trình được phục dựng với quy mô bề thế, thu hút nhiều tăng ni, phật tử và du khách đến chiêm bái, sinh hoạt tín ngưỡng.
Không gian chùa Long Hoa được bao quanh bởi nhiều loại cây ăn quả, cây cảnh, tạo bầu không khí trong lành, thoáng mát hòa cùng màu xanh của quần thể khu di tích núi Voi. Vườn hoa trước cửa ngôi chính điện với đủ loại hoa đang khoe sắc tạo cảnh quan gần gũi với đời sống nhân dân và phật tử gần xa mỗi khi đến tham quan vãn cảnh và chiêm bái ngôi chùa.
Chùa Long Hoa giữa không gian núi non hùng vĩ, linh thiêng của đất trời là điểm đến tâm linh của phật tử và du khách khi về với quần thể danh thắng núi Voi huyện An Lão, thành phố Hải Phòng./.
Chùa Hải Phòng đẹp: Chùa Hang
Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, nằm tại khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là địa điểm đầu tiên của Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi tới vùng Luy Lâu – Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện tại, trước cửa chùa có một bảng chữ lớn giới thiệu về tích này.
Chùa có thế lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển Đồ Sơn. Bên ngoài có tượng Phật Quan Âm, phía phải là nhà thờ tổ, tiếp theo là tòa tháp. Trên núi có tượng rồng phượng, chân núi là tượng rùa thần và cá chép.
Như tên gọi, người xưa tạo dựng chùa từ một hang đá núi cao 3,5 m rộng 7 m chia làm 2 bậc thềm. Bậc thềm ngoài rộng khoảng 23 m2, bậc thềm trong cao hơn khoảng 0,5 m. Vì vậy, lòng hang hình thang, xuyên thẳng vào núi khoảng 25 m.
Nói về cảnh quan tại chùa, nhiều thơ ca vẫn còn lưu: “Chùa Hang cảnh vật nhiệm màu / Ấy là Bụt mọc hay bầu tiên xây”.
Đây được xem là một trong những chốn tâm linh bậc nhất tại Đồ Sơn nên vào những dịp lễ, tết quan trọng như: mồng 1, tháng âm, đầu năm mới, lễ Vu Lan hay rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 âm thì ngôi chùa lại đón rất nhiều du khách ghé thăm để cầu nguyện, hương khói nghi ngút, bao trùm cả nơi đây tựa như chốn bồng lai.
Không chỉ thế, du khách còn có thể viết những lời nguyện ước lên tờ vải lụa rồi treo lên cây, nếu thành tâm thì mong ước của du khách chắc hẳn sẽ thành ngay thôi. Đặc biệt, chùa Hang còn có một khung cảnh đẹp như họa với những cây anh đào tỏa sắc hồng vô cùng rực rỡ, những dải đèn lồng màu vàng, đỏ bắt mắt treo đầy khắp lối. Ngoài ra, còn rất nhiều góc sống ảo xinh xẻo khác như: khu vườn hoạt hình khổng lồ đầy màu sắc, chiếc cổng hình trái tim màu hồng hay chiếc ghế mây hình tròn,…để du khách thỏa sức thu về những bức hình ấn tượng đấy nhé.
Chùa Hang Đồ Sơn tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng với số đông du khách bởi mang đậm vẻ thanh bình, hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên sơn hải khoáng đạt, hữu tình. Bên cạnh chùa Hang, thì huyện Đồ Sơn còn có con đường hoa giấy, hoa phượng đỏ và đảo Dấu vô cùng tuyệt đẹp. Hy vọng với những chia sẻ của Du Lịch Việt giúp bạn có được một chuyến đi du lịch Hải Phòng thật nhiều những trải nghiệm đáng nhớ.
Chùa Hải Phòng linh thiêng: Chùa Mét
Tọa lạc ở Cổ Am, chùa Mét là chùa Hải Phòng nổi tiếng, phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm. Ngày nay, chùa vẫn tồn tại với tấm bia đá lớn, ghi lại những cột mốc quan trọng trong quá khứ.
Tại khu tháp tổ của ngôi chùa, đứng vững một ngôi tháp lưu giữ xá lị của sư Trần Khắc Trang. Điều này đã thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với những người đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của Phật giáo. Chùa Mét đã trở điểm đến Phật giáo, thu hút tăng ni từ khắp nơi.
Đặc biệt, hàng năm vào tháng 3, chùa là nơi hội tụ của các tăng ni trong khu vực, tạo nên không gian tâm linh đặc biệt, nơi mọi người đều tìm kiếm sự thanh thản và tiếp xúc với Phật pháp.
Không chỉ đơn thuần là nơi hướng Phật, Chùa Mét còn là một biểu tượng văn hóa lịch sử quý báu của Hải Phòng. Sự hòa quyện giữa kiến trúc cổ xưa và giá trị tâm linh đã tạo ra một không gian văn hóa đặc biệt, hấp dẫn bao người tìm đến khám phá. Đến nơi này, du khách nhất định có những ảnh đẹp làm kỷ niệm nữa đó.
Đền Nghè – Hải Phòng
Khi nói đến Hải Phòng, hầu như ai cũng luôn nhắc đến Nữ tướng Lê Chân, người đã lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng bây giờ. Đền Nghè tức An Biên cổ miếu là trái tim tâm linh tín ngưỡng quan trọng nhất của thành phố được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20, là di tích lịch sử cấp quốc gia được Nhà nước xếp hạng vào năm 1975. Đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều, Quảng Ninh, vì nợ nước, thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay.
Đền Nghè (còn được gọi với cái tên An Biên cổ miếu) là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan,… Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Hiện Đền còn giữ lại được rất nhiều những cổ vật có giá trị là các hoành phi, câu đối, cuốn thư làm bằng gỗ được sơn son thiếp vàng và chạm trổ rất tinh vi, có niên đại lên đến hàng trăm tuổi.
Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hóa 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trang An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.
Hiện nay, Đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của Nữ tướng Lê Chân. Tại tòa hậu cung, tượng Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp.
Địa chỉ: 53 Lê Chân, An Biên, Lê Chân, TP. Hải Phòng, Hải Phòng
Đền Bà Đế – Hải Phòng
Đền Bà Đế là một ngôi đền nổi tiếng ở Hải Phòng nằm ở chân núi Độc, lưng tựa vào núi, cửa hướng ra biển, là một trong những ngôi đền nổi tiếng về vẻ đẹp và sự linh thiêng. Ðền thờ bà Đế – vợ chúa Trịnh Giang. Đền được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà – Trịnh chúa phu nhân”.
Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động – Chùa Hương”. Trong đền có “Hang giải oan”, tương truyền những người có nỗi oan khiên, khi tìm đến hang đá than khóc đều được báo mộng chỉ cách hóa giải. Ngôi đền nổi tiếng về sự linh thiêng đã làm cho bọn cướp và bọn hào lý thời xưa không dám nhũng nhiều dân lành.
Đền Bà Đế đón du khách thập phương đông nhất là vào mùa xuân để cầu bình an và tài lộc cho gia đình và người thân. Đây cũng là dịp để mỗi con người chúng ta tìm lại sự thư thái và tĩnh tâm lại trong giữa bộn bề cuộc sống.
Địa chỉ: Bà Đế, Ngọc Hải, Đồ Sơn, TP. Hải Phòng, Hải Phòng